0908.12.00.13 0909.741.388 Mr Hậu |
|
Email: Blowtech1985@gmail.com |
(Thủy sản Việt Nam) - Hội đồng Khoa học và Công nghệ Hậu Giang đã nghiệm thu đạt kết quả nghiên cứu của dự án “Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất và luân canh trong ruộng lúa tỉnh Hậu Giang” do PGS.TS Dương Nhựt Long, Trường Đại học Cần Thơ, làm chủ nhiệm.
Kết quả cho thấy, huyện Vị Thủy, Long Mỹ có thể phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa.
Thu hoạch tôm càng xanh - Ảnh: Trần Út
Để triển khai dự án, ông Dương Nhựt Long đã tổ chức 5 lớp huấn luyện kỹ năng ương và nuôi tôm càng xanh cho 150 học viên ở 4 huyện, thị xã trong tỉnh; thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ao đất và ruộng lúa luân canh tại 3 hộ dân (mỗi ao nuôi diện tích 3.000 - 5.000 m2) ở huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy và thị xã Ngã Bảy. Qua nghiên cứu, ông Long khẳng định, với điều kiện đất, lưu lượng nước ở Hậu Giang, người dân muốn nuôi tôm càng xanh trong ao đất phải thận trọng về kỹ thuật lẫn quản lý, bởi kết quả thực nghiệm tại thị xã Ngã Bảy không đạt lợi nhuận như mong muốn do nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển của tôm. Với mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa, người dân huyện Long Mỹ và huyện Vị Thủy hoàn toàn có thể phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi cần quy hoạch nguồn nước cung cấp, có ao lắng chứa nước, tránh nuôi ở nơi có nhiều bùn đáy, xác bã hữu cơ, nước tù đọng. Ngoài ra, người dân phải điều chỉnh, vận hành lịch thời vụ nuôi tôm sớm hơn (vào tháng 3 hoặc tháng 4).