0908.12.00.13 0909.741.388 Mr Hậu |
|
Email: Blowtech1985@gmail.com |
(Thủy sản Việt Nam) - Tận dụng vùng sông Đế Võng, vừa "kịp" đổ ra biển Cửa Đại, TP. Hội An, nhiều người dân nơi đây gần 4 năm nay đã mở nghề nuôi cá lồng bè nước lợ.
Những người tiên phong…
Một vùng sông Đế Võng chảy ngang qua những chiếc thuyền đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi đánh bắt cá. Nơi đây là cửa biển, vùng giao tranh nước ngọt, nước mặn, nó được ví như đất hoang; bởi lẽ, người dân trong vùng chỉ nương nhờ vào sông đánh cá, đi lờ mỗi ngày, việc nuôi tôm, cá chưa ai nghĩ đến.
Thế rồi, gần 4 năm nay, những người đầu tiên mang mô hình nuôi cá lồng bè đưa về nuôi trên cửa biển. Năm 2011, anh Huỳnh Minh, 33 tuổi, học kinh nghiệm nuôi cá lồng bè của những người nuôi lâu năm các vùng ở Quảng Nam, anh làm bè thả lưới nuôi cá dìa, cá hồng. Ban đầu anh thả nuôi 6 lồng, trong đó, 4 lồng cá dìa với 6.000 con cá giống, 2 lồng cá hồng với 500 con. Anh cho biết: "Tôi đầu tư mỗi lồng lưới là 3 triệu, mua giống ở Thừa Thiên - Huế về nuôi, mỗi con cá giống giá 3.000 đồng/con". Mật độ nuôi 70 - 100 con/m3, thể tích 15 m3/lồng. Những con cá nhỏ nuôi với mật độ dày hơn, khi lớn thì chiết ra nuôi ở các lồng khác.
Người dân nuôi cá lồng bè tại vùng sông Đế Võng - Ảnh:Nguyễn Trang
Về phương pháp cho ăn, cá dìa có thể ăn bột thức ăn cá hồng nên khi nuôi cả hai loại đều không khó khăn trong việc chăm sóc. Với đặc điểm vùng nước vừa đổ ra cửa biển, pha lẫn vị mặn, nước ở sông Đế Võng rất ít bị ô nhiễm, diện tích mặt nước rộng, cá nuôi nước mặn kháng bệnh tốt hơn. Do đó, công tác vệ sinh cũng thuận lợi hơn. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ cá sống đạt 90%, cá dìa đạt trọng lượng trung bình 2 g/con, có thể xuất bán, với giá chừng 170 nghìn đồng/kg, anh Minh thu về trên 60 triệu, trừ chi phí còn lại hơn 30 triệu.
Thấy được giá trị cá dìa, cá hồng, phát huy lợi thế sông Đế Võng, anh Minh tiếp tục đầu tư nuôi 12 lồng bè, trong đó 8 lồng cá dìa với 12.000 con, 4 lồng cá hồng với 1.000 con. Mỗi năm anh thu về 125 triệu, lãi ròng 60 triệu.
Dân ven sông "cầm cá" học theo…
Từ thành công của anh Minh, nhiều người dân vùng ven sông bắt đầu mở lồng bè nổi trên sông, nuôi cá lồng bè. Hiện, có đến hơn 40 người nuôi cá lồng bè, nhiều người dân thấy nuôi cá dìa, cá hồng thu lợi, họ còn mua giống cá điêu hồng, cá chẽm… về nuôi thêm. Chúng có thể sử dụng cùng một loại thức ăn và nuôi ở các tầng lồng khác nhau, tùy theo độ sâu thích nghi.
Anh Lê Văn Tĩnh, 36 tuổi, cũng học hỏi mô hình nuôi, năm 2014, anh đầu tư nuôi vụ đầu 10.000 con cá dìa với 6 lồng; đến nay, anh đầu tư thêm 3 lồng cá chẽm với số lượng 2.000 con. Anh Lĩnh chia sẻ: "Cá chẽm thích hợp cho vùng gần cửa biển, nó có tính ưa mặn. Tuy nhiên, phải tránh sóng biển, nuôi ở sông Đế Võng là thích hợp. Tôi đặt lồng sâu 2 - 3 m, thể tích mỗi lồng chừng 25 m3, mật độ thả 40 - 50 con/m3 nước, sau 3 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 200 g thì giảm mật độ, tách riêng ra nhiều lồng nuôi". Với giá cá chẽm 70.000 - 100.000 đồng/kg, phương pháp nuôi cũng giống như cá dìa mà giá bán cao hơn, dẫn đến nhiều người trong vùng Đế Võng đang có khuyến khích nuôi nhiều loại trong lồng bè. Anh Tĩnh cho biết: "Với giá bán đó, trung bình mỗi năm thu về trên 170 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 80 triệu".
>> Anh Lê Tấn Long, Bí thư Đoàn phường Cửa Đại, cho biết, đối với những người dân vùng sông Đế Võng, ngoài làm lao động phổ thông, việc nuôi cá lồng bè là một hướng đi mới. Bởi, trước kia người dân chủ yếu đi biển, đánh cá ven sông; từ khi người dân tận dụng lòng sông Đế Võng, đời sống kinh tế khá giả hơn. |